Trang chủ » Tin tức » Tin sản phẩm

Bụi mịn PM2.5 – Sát thủ vô hình không chừa một ai

  Thứ Năm, 23/06/2022 | 09:00 GMT+7

Nhắc đến ô nhiễm không khí không thể không nhắc đến bụi mịn PM2.5. Đây là loại bụi cực kì nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Năm 2019, thế giới có khoảng 6,67 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí. 62% trong số đó là do nhiễm bụi PM2.5. Còn tại Việt Nam, cũng năm 2019, riêng thủ đô Hà Nội có gần 3.000 người đã tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi PM2.5.

Đây là số liệu lấy từ báo cáo "Kết quả nghiên cứu tác động ô nhiễm không khí do bụi PM2.5 lên sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội năm 2019”. Báo cáo này vừa được Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) phối hợp cùng Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) và Trường Đại học Y tế Công cộng (HUPH) công bố ngày 12/08/2021. Vậy làm thế nào để phòng tránh bụi mịn PM2.5 xâm nhập vào cơ thể? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bụi mịn PM2.5 là gì?

Bụi mịn PM2.5 có kích thước siêu nhỏ

Thành phần chủ yếu của loại bụi mịn PM2.5 là nitơ, cacbon và các hợp chất kim loại khác. Chúng được sinh ra chủ yếu từ các công trường xây dựng; khí thải giao thông (đặc biệt là các loại xe cơ giới nhất, xe chạy bằng dầu diesel); khói đốt rác, nhà máy công nghiệp, chất thải,…

Bụi mịn PM2.5 có kích thước siêu nhỏ, từ 2.5 µm (micron) trở xuống. Với kích thước chỉ bằng 1/30 sợi tóc này, chúng bay lơ lửng trong không khí nhưng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Chúng dễ dàng đi qua các lớp khẩu trang thông thường. Vượt qua các lớp niêm mạc mũi, họng rồi tích tụ trong phổi. Đặc biệt, chúng còn len lỏi đến các phế nang, đi vào hệ tuần hoàn máu.

Xem thêm:  COPD và những cảnh báo của chuyên gia về ô nhiễm môi trường

Mức độ nguy hiểm của bụi mịn PM2.5 đối với sức khỏe con người

Theo khuyến cáo của WHO bụi mịn PM2.5 có nhiều tác hại đến sức khỏe con người. Ở mức độ nhẹ nhất, các chất độc hại từ bụi PM2.5 bám vào bề mặt cơ thể mang theo vi khuẩn; virus. Chúng gây ngứa ngáy, khó chịu, dị ứng da. Nặng hơn là đau mắt, viêm mũi dị ứng, gây nên các bệnh tai mũi họng, ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch của cơ thể.

Bụi mịn PM2.5 dễ dàng đi vào cơ thể

Khi bụi mịn PM2.5 đi vào cơ thể gây ra các bệnh về hô hấp: ho, khó thở,… Lâu dần làm giảm chức năng phổi, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn,… Thậm chí là gây ung thư phổi. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC cđã chứng minh mối tương quan giữa nồng độ bụi mịn PM2.5 với tỷ lệ người mắc ung thư. Cụ thể là mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư phổi tăng đến 36%.

Bụi mịn PM2.5 đi vào hệ tuần hoàn, chúng còn là nguyên nhân gây ra các bệnh máu khó đông, đột quỵ,… Sống trong môi trường có nồng độ bụi mịn cao, con người dễ cáu gắt, stress, tâm lý thay đổi thất thường. Chúng làm suy giảm trí nhờ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Ngoài ra, chúng có thể thúc đẩy bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa, rối loạn chức năng gan. PM2.5 gây kháng insulin, viêm và tăng biến chứng bệnh tiểu đường.

Cách phòng tránh bụi mịn PM2.5 xâm nhập cơ thể

Bên cạnh các biện pháp giảm lượng bụi mịn theo tầm vĩ mô như trồng cây xanh, hạn chế đốt phá rừng, giảm thiểu khí thải công nghiệp,… Chúng ta cũng cần chủ động phòng tránh bụi mịn PM2.5 xâm nhập cơ thể. Các biện pháp hiệu quả nhất chính là: nâng cao sức đề kháng của bản thân; đeo khẩu trang chuyên dụng khi ra đường; Sử dụng máy lọc không khí khi ở nhà.

Đeo khẩu trang chuyên dụng khi ra đường

Đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh ô nhiễm không khí

Hiện nay, khẩu trang là vật dụng không thể thiếu mỗi khi ra đường của mọi người. Tuy nhiên, kích thước bụi mịn PM2.5 siêu nhỏ. Nên các loại khẩu trang thông thường không thể ngăn được hết. Mà phải sử dụng các loại khẩu trang chuyên dụng như khẩu trang N90, N95, N99, N100. Các khẩu trang này sẽ đảm bảo tiêu chuẩn 5 lớp gồm: Lớp vải không dệt; Lớp lọc bụi nhỏ; Lớp lọc bụi mịn; Lớp than hoạt tính (lọc hóa chất); Lớp thoáng.

Đồng thời chúng tuân theo tiêu chuẩn chống bụi mịn được kiểm định bởi Viện Sức Khỏe và An toàn lao động Chính Phủ Mỹ – NIOSH: Khẩu trang N100 ngăn được 99.97% các loại bụi mịn có đường kính nhỏ nhất là 0.3µm. Khẩu trang N99 ngăn cản được ít nhất 99% các loại bụi mịn đường kính nhỏ nhất là 0.3µm. Các loại khẩu trang N95, N90 cũng tương tự như vậy. Khả năng ngăn cản bụi mịn tương ứng chỉ số trong tên gọi của chúng.

Mặc dù có khẩu trang chuyên dụng, nhưng mọi người cũng nên hạn chế lui tới những khu vực có nồng độ bụi mịn cao như: công trường xây dựng; các nút giao thông đông đúc,.. Đặc biệt nên tránh giờ cao điểm từ 7-8h và 18-19h.

Sử dụng máy lọc không khí trong nhà và văn phòng làm việc

Máy lọc không khí sử dụng trong gia đình

Với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay, bụi mịn PM2.5 xuất hiện ở khắp mọi nơi từ ngoài đường len lỏi đến trong nhà, văn phòng, xe hơi,… Chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu khi đeo khẩu trang chuyên dụng lúc ở nhà hay ngồi làm việc trong văn phòng, lái xe hơi,… Chính vì vậy, máy lọc không khí là giải pháp tốt nhất để loại bỏ bụi mịn trong những không gian kín này. 

Chỉ với màng lọc HEPA, máy lọc không khí đã loại bỏ được 99,9% bụi bẩn. Màng lọc HEPA được cấu tạo từ các sợi rất nhỏ có đường kính chỉ từ 0,2 đến 2micron. Các sợi này liên kết lại với nhau, xếp chồng từng lớp lên nhau tạo thành một tấm lọc nhiều lớp. Như vậy máy lọc không khí không chỉ lọc được bụi mịn PM2.5 mà còn sẽ lọc được các loại bụi siêu mịn kích thước chỉ từ 0,3 µm.

Hệ thống màng lọc của máy lọc không khí Airko

Ngoài màng lọc HEPA, máy lọc không khí Airko còn được trang bị thêm 4 màng lọc. Bao gồm: Màng lọc than hoạt tính; màng lọc chất làm lạnh; màng lọc Zeolite và màng lọc sơ cấp. Mỗi loại màng lọc sẽ đảm nhận những chức năng chuyên biệt. Khi bật máy lên, không khí ô nhiễm sẽ bị hút vào đi qua hệ thống màng lọc. Sau đó, trở thành không khí sạch bụi bẩn, mùi hôi, không có vi khuẩn, nấm mốc… Rồi trở lại môi trường bên ngoài, tạo nên không gian trong lành.

Tóm lại, bụi mịn PM2.5 vô cùng nguy hiểm. Trang bị những kiến thức, vật dụng, thiết bị cần thiết càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe người thân và gia đình.

Ý kiến về: Bụi mịn PM2.5 – Sát thủ vô hình không chừa một ai
Tin nổi bật