Ngạt mũi là triệu chứng thường gặp, xảy ra khi khoang mũi của bé chứa nhiều dịch. Điều đó khiến việc hít thở trở nên rất khó khăn. Bé sơ sinh thường chưa có phản ứng thở bằng miệng, vì thế nên ngạt mũi khiến bé rất khó chịu và thường kéo theo bỏ bú, mệt mỏi, khó ngủ và quấy khóc. Sử dụng máy lọc không khí không chỉ giúp bé dễ chịu mà còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng ngạt mũi.
Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị ngạt mũi
Do ngạt mũi sơ sinh:
Trong vài ngày đầu sau khi chào đời, khoang mũi của bé có thể vẫn còn tồn đọng chất nhầy của bào thai. Vì vậy nên rất nhiều bé vừa ra đời đã bị ngạt mũi, nôm na được gọi là ngạt mũi sơ sinh.
Do sức đề kháng chưa tốt:
Bé sẽ dễ bị cảm lạnh và nhạy cảm hơn với thời tiết. Kể cả trong điều kiện thời tiết nóng, nếu mẹ ủ bé quá kỹ khiến bé toát mồ hôi thì nguy cơ cảm lạnh là rất cao.
Cảm cúm do virus cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Ngoài ngạt mũi, cảm cúm có thể kèm theo sốt và đau họng khiến bé chán ăn.
Do dị ứng với các yếu tố từ môi trường:
Dị ứng thời tiết có thể gây sổ mũi và ngạt mũi. Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp cũng là một trong những nguyên nhân. Ngoài ra, bé sơ sinh cũng sẽ ngạt mũi khi dị ứng với bụi, lông thú, phấn hoa, mỹ phẩm…
Cách phòng tránh ngạt mũi ở trẻ sơ sinh:
Làm sạch mũi:
Cách làm sạch thông thường là mẹ có thể dùng bông tiệt trùng thấm nước ấm, sau đó lau và chấm nhẹ nhàng để loại bỏ dịch tiết trong mũi.
Hút mũi cũng là cách mà rất nhiều mẹ áp dụng, tuy nhiên mẹ cần hết sức cẩn thận tránh gây tổn thương niêm mạc mũi của con. Dụng cụ hút mũi cần được vệ sinh cẩn thận. Mẹ nên dùng nước muối sinh lý để làm loãng dịch mũi, sau đó việc hút mũi sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên không nên hút mũi quá nhiều lần trong một ngày vì có thể làm đau bé hoặc chảy máu.
Cân bằng độ ẩm trong phòng của bé:
Mẹ nên sử dụng ẩm kế để theo dõi độ ẩm trong phòng. Độ ẩm lý tưởng trong phòng em bé sơ sinh là vào khoảng 40 – 60%. Mẹ có thể cân nhắc các phương pháp bù ẩm cho phòng ngủ nếu sử dụng điều hòa thường xuyên.
Giữ vệ sinh và thanh lọc không khí:
Lau chùi thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt.
Vệ sinh điều hòa, quạt và các thiết bị tiện nghi để tránh bụi bẩn bị thổi vào không khí.
Sử dụng thêm máy lọc không khí để loại bỏ bụi, phấn hoa, lông thú, vi khuẩn bay lơ lửng trong không khí.
Mẹ nên cho bé đi khám nếu trình trạng ngạt mũi kéo dài. Mẹ cần đặc biệt lưu tâm nếu bé bị sốt hoặc bỏ ăn nhiều ngày. Nếu biến chứng thành viêm mũi, bé cần được khám và điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các mẹ cũng không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé.